Chuyển đến nội dung chính

ExtJs: Ajax

Ajax (Asynchronous JavaScript and XML) là là bộ công cụ cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ dữ liệu và chỉ hiển thị những gì cần thiết, thay vì tải đi tải lại toàn bộ trang web.
Trong ExtJs, Ajax là 1 phần quan trọng, không thể thiếu và hầu như bạn phải làm việc rất thường xuyên.
Ext.Ajax.request({
    url: 'page.php',
    params: {
        id: 1
    },
    success: function(response){
        var text = response.responseText;
        // process server response here
    }
});
Mặc định, mỗi request có thời gian timeout là 60s, request theo phương thức "GET". Nếu bạn truyền params thì request sẽ theo phương thức "POST".

Một số thủ thuật trong Ajax

Chỉnh Timeout

Khi bạn chỉnh sửa lại timeout, giá trị timeout được áp dụng cho tất cả các request sau đó.
Để tránh điều này, bạn có thể áp dụng cách làm như sau:
                    Ext.Ajax.request({
                        url: 'yourRequestUrl',
                        timeout: 120000,
                        success: function (response) {
                            Ext.Ajax.timeout = 60000;
                            //…your code here…
                        },
                        failure: function (fp, o) {
                            Ext.Ajax.timeout = 60000;
                            //… your code here…
                        }
                    });

Phạm vi

Do ExtJs viết theo hướng đối tượng, nên khi dùng hàm callback, bạn sẽ gặp tình trạng: không dùng được hàm hay biến có phạm vi là class Cách khắc phục: sử dụng scope
        Ext.Ajax.request({
            url: config.getAccounMailClienttUrl,
            success: function (response) {
                //your code here
                }
            },
            failure: function (fp, o) {
                Ext.Msg.alert('Lỗi ' + fp.status, fp.statusText);
            },
            scope: this
        });
Ví dụ cụ thể: Trong đoạn code dùng Ajax, nếu bạn bỏ "scope" đi, thì khi gọi this.showMessage sẽ có giá trị là undefined
    Ext.define("Nhatkyhoctap.Myapp.ScopeExample", {
        doRequest: function () {
            Ext.Ajax.request({
                url: 'page.php',
                success: function () {
                    this.showMessage("success");
                },
                failure: function () {
                    this.showMessage("failure");
                },
                scope: this//nếu bị bỏ đi, this.showMessage = undefined
            });
        },
        showMessage: function (message) {
            Ext.MessageBox.show({
                title: 'Thông báo',
                msg: message,
                width: 300,
                buttons: Ext.MessageBox.OK
            });
        }
    });
    var scopeEx = new Nhatkyhoctap.Myapp.ScopeExample();
    scopeEx.doRequest();

Decode

Kết quả nhận về luôn ở dạng text. Trường hợp bạn muốn nhận về chuỗi json thì phải dùng hàm Ext.decode(responese, true)
        Ext.Ajax.request({
            url: 'page.php',
            success: function (response) {
                var backObj = Ext.decode(response.responseText);
                //your code here...
            },
            failure: function (fp, o) {
                Ext.Msg.alert('Lỗi ' + fp.status, fp.statusText);
            },
            scope: this
        });

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ASP.NET MVC] Authentication và Authorize

Một trong những vấn đề bảo mật cơ bản nhất là đảm bảo những người dùng hợp lệ truy cập vào hệ thống. ASP.NET đưa ra 2 khái niệm: Authentication và Authorize Authentication xác nhận bạn là ai. Ví dụ: Bạn có thể đăng nhập vào hệ thống bằng username và password hoặc bằng ssh. Authorization xác nhận những gì bạn có thể làm. Ví dụ: Bạn được phép truy cập vào website, đăng thông tin lên diễn đàn nhưng bạn không được phép truy cập vào trang mod và admin.

ASP.NET MVC: Cơ bản về Validation

Validation (chứng thực) là một tính năng quan trọng trong ASP.NET MVC và được phát triển trong một thời gian dài. Validation vắng mặt trong phiên bản đầu tiên của asp.net mvc và thật khó để tích hợp 1 framework validation của một bên thứ 3 vì không có khả năng mở rộng. ASP.NET MVC2 đã hỗ trợ framework validation do Microsoft phát triển, tên là Data Annotations. Và trong phiên bản 3, framework validation đã hỗ trợ tốt hơn việc xác thực phía máy khách, và đây là một xu hướng của việc phát triển ứng dụng web ngày nay.

Tổng hợp một số kiến thức lập trình về Amibroker

Giới thiệu về Amibroker Amibroker theo developer Tomasz Janeczko được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C. Vì vậy bộ code Amibroker Formula Language sử dụng có syntax khá tương đồng với C, ví dụ như câu lệnh #include để import hay cách gói các object, hàm trong các block {} và kết thúc câu lệnh bằng dấu “;”. AFL trong Amibroker là ngôn ngữ xử lý mảng (an array processing language). Nó hoạt động dựa trên các mảng (các dòng/vector) số liệu, khá giống với cách hoạt động của spreadsheet trên excel.