Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2011

Expando Object

Bài viết dựa trên bài giảng của tác giả Nguyễn Quang Bửu. Trong dot net 4.0 xuất hiện từ khóa "dynamic" với ý nghĩa như 1 con trỏ trong C/C++ và khi sử dụng, bạn có thể trỏ tới bất kỳ thuộc tính hoặc phương thức nào. Trình biên dịch không hề báo lỗi nhưng nếu có lỗi, nó sẽ phát sinh trong quá trình runtime. Từ khóa "dynamic" chỉ có thể xác định kiểu dữ liệu và gọi tới các thuộc tính, phương thức đã có. Vậy nếu bạn muốn tạo các đối tượng dạng dynamic, thì phải làm thế nào? Lúc đó ta sử dụng từ khóa ExpandoObject.

Dynamic Data với MVC (Phần 3): Hiển thị dữ liệu từ khóa ngoại

Hiii, mình rất vui vì nếu có ai đọc bài này rồi thì chắc đã theo dõi 2 bài viết trước. Là sinh viên mới ra trường, thật sự tìm hiểu và viết code pro chia sẽ mọi người thì rất khó. Thôi, viết theo cách mình hiểu là được. Thường thì hiển thị dữ liệu, người ta quan tâm tới MetaColumn (trừ PrimaryKey và ForeignKey). Để hiển thị dữ liệu MetaColumn, bạn có thể dùng Reflection, còn với ForeignKey, bạn cần hiển thị dữ liệu chứ không phải key (dữ liệu ID liên kết giữa các bảng).

Dynamic Data với MVC (Phần 2): Truy vấn để lấy dữ liệu

Sau khi đã gắn dữ liệu và DefaultModel, thì các bạn có thể truy vấn để lấy dữ liệu, nhưng hơi khác so với việc lấy dữ liệu trong Entity Framework. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu về khái niệm: MetaTable, Meta Column, MetaPrimaryColumn, MetaForeignColumn...

Dynamic LINQ (Phần 1): Giới thiệu về Dynamic LINQ

LINQ là viết tắt của từ Language – Integrated Query tạm dịch là ngôn ngữ tích hợp truy vấn là một sự đổi mới trong Visual Studio 2008 và .NET Framework 3.5 là cầu nối khoảng cách giữa thế giới của các đối tượng với thế giới của dữ liệu. Một trong những lợi ích của LINQ là bạn viết nó rất an toàn, không sợ bị sai cú pháp, vì nó được trình biên dịch kiểm tra trong lúc bạn gõ.

Dynamic Data với MVC (Phần 1): Gắn Model vào Web Appication

Hôm nay mình viết 1 chủ đề khá thú vị: Sử dụng Dynamic Data với MVC. Lợi ích của việc sử dụng Dynamic Data: Không cần viết lại các code cho các bảng gần giống nhau. Ví dụ: Nếu bạn có hàng trăm bảng CSDL, mà các bảng đó không quan trọng, thay vì viết 4 trang: Insert, Update, Delete, Details; ta chỉ cần viết 4 trang thôi. Tối ưu hóa cho việc chỉnh code sau này. Giả sử bạn có 200 tables, viết 4 trang cho mỗi table, thì chắc sẽ có 800 trang. Khi 1 trang bị chỉnh sửa, nó sẽ sửa 1 loạt trang khác. Hii, thêm 1 chức năng mất 1 tháng thì tiêu. :) .... Các công nghệ có thể sử dụng (Update thêm, giờ mình cũng đang tìm hiểu) ASP.NET MVC 3. Entity Framework. Dynamic LinQ. Reflection (có thể thay thế trong tương lai).

Tùy chỉnh quá trình SaveChanges() trong Entity Framework

Bạn thường thêm hay chỉnh sửa 1 object rồi dùng lệnh SaveChanges() để lưu xuống database. Nhưng giả sử có 1 trường dữ liệu nào đó mà bạn muốn kiểm tra hay tự động gán giá trị vào, bạn sẽ làm thế nào. Ví dụ: Bạn muốn thêm sửa xóa dữ liệu trong db và tự động lưu lại ngày tháng đã chỉnh sửa. Phải làm thế nào? Có 2 cách: Bạn viết ở tầng Service, mỗi lần tạo hay thêm object, gọi hàm thêm ngày tháng. Bạn can thiệp vào quá trình lưu xuống db của Entiy Framework. Mình sẽ trình bày cách 2.

Cách cài đặt phép toán trong bài toán đa hình C++

Bạn sẽ dễ dàng cài đặt các phép toán (operator) trong 1 class. Ví dụ: class phanso { int tu,mau; public: phanso(int t=0,int m=1):tu(t),mau(m){}; phanso operator +(phanso b) { ... } Nhưng nếu bạn xây dựng lớp hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... thì bạn sẽ cài đặt thế nào?

Trang web hay học về CSDL

Bạn biết đến SQL với 4 câu lệnh quen thuộc: Select, Insert, Update, Delete. Nhưng trong thực tế bạn còn phải học thêm nhiều thứ để có thể truy vấn được. Ví dụ như trường hợp group by, làm sao hiển thị được cột mà cột đó không bị group by. ( giải pháp ) Địa chỉ trang web: http://www.sqlusa.com/