Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng Gulp trong Visual Studio

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng cơ bản công cụ Gulp trong môi trường command line và trong Visual Studio. Mình tình cơ biết Gulp khi xem framework Simplcommerce

Gulp là gì?

Gulp là một công cụ giúp bạn tự động hóa nhiều task (nhiệm vụ) trong quá trình phát triển web.
Có rất nhiều tác vụ khi build 1 website: Minify js, css, copy file, xóa file,…

Cài đặt Gulp

Đầu tiên bạn cài đặt NodeJs. Sau đó mở cmd lên, và sử dụng lệnh sau:
npm install gulp –g

Các thành phần chính của Gulp

Để chạy được gulp cần một file gulpfile.js trong đó có chứa các thành phần chính là: gulp.task, gulp.src, gulp.dest, gulp.watch.
Định nghĩa 1 task

gulp.task('task-name', function() {
  // Stuff here
});
Các hàm trong Gulp là các hàm async, vì vậy bạn cần viết thêm 1 phương thức để lắng nghe sự kiện kết thúc. Bạn có thể tham khảo thêm tại: https://gulpjs.com/docs/en/getting-started/async-completion
Có 2 cách đơn giản nhất:
Trả về 1 stream

const { src, dest } = require('gulp');

function streamTask() {
  return src('*.js')
    .pipe(dest('output'));
}

exports.default = streamTask;
Trả về 1 promise

function promiseTask() {
  return Promise.resolve('the value is ignored');
}
exports.default = promiseTask;
Ví dụ:
VD1: Trong ví dụ này, bạn sẽ tạo và xuất ra câu Hello World trong cmd.
Trong cmd, bạn gõ lệnh:
npm init
Lệnh này sẽ giúp bạn tạo file package.json. Sau đó, bạn muốn sử dụng thư viện nào thì gõ lệnh:
npm install <tên thư viện> --save-dev

Bạn tạo file gulpfile.js với nội dung sau:

var gulp = require('gulp');

gulp.task('hello', function() {
  return new Promise(function(resolve, reject) {
      console.log('Hello World');
      resolve();
    });
});
Câu lệnh require nói với Node tìm kiếm trong thư mục node_modules package có tên gulp. Khi package được tìm thấy, chúng ta gán nội dung tới biến gulp.
Task name: hello
Để thực thi task, bạn mở cmd, rồi gõ
gulp hello
VD 2: Hiển thị các file trong thư mục
Bạn cài đặt package gulp-debug:
npm install gulp-debug
Mở file js và thêm vào nội dung sau:

var gulp = require('gulp');
var debug = require('gulp-debug');

gulp.task('dir', function() {
  return gulp.src('Modules/**/*')
  .pipe(debug());    
});
**/*: tìm tất cả các file trong thư mục Modules và các thư mục con của Modules
VD 3: Trong ví dụ này, bạn sẽ xài package gulp-clean để xóa file trong thư mục hiện tại và copy file từ folder khác sang thư mục hiện tại:

var gulp = require('gulp');
var clean = require('gulp-clean');

gulp.task('copy', function() {
  return gulp.src('Modules/**/*')
  .pipe(debug())
  .pipe(gulp.dest('release/'));    
});

gulp.task('clean', function(){
  return gulp.src('release/', {read: false})
    .pipe(clean({force: true}));
});
gulp.src: lấy tất cả đường dẫn file trong thư mục Module và các thu mục con
debug(): in ra tất các đường dẫn file sau khi đọc file bằng gulp.src
gulp.dest: bạn cũng cần chỉ ra đường dẫn đích mà bạn muốn gulp trả về file sau khi đã thực hiện gulp.task.
clean(): xóa tất cả các file trong thư mục release
(còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ASP.NET MVC] Authentication và Authorize

Một trong những vấn đề bảo mật cơ bản nhất là đảm bảo những người dùng hợp lệ truy cập vào hệ thống. ASP.NET đưa ra 2 khái niệm: Authentication và Authorize Authentication xác nhận bạn là ai. Ví dụ: Bạn có thể đăng nhập vào hệ thống bằng username và password hoặc bằng ssh. Authorization xác nhận những gì bạn có thể làm. Ví dụ: Bạn được phép truy cập vào website, đăng thông tin lên diễn đàn nhưng bạn không được phép truy cập vào trang mod và admin.

ASP.NET MVC: Cơ bản về Validation

Validation (chứng thực) là một tính năng quan trọng trong ASP.NET MVC và được phát triển trong một thời gian dài. Validation vắng mặt trong phiên bản đầu tiên của asp.net mvc và thật khó để tích hợp 1 framework validation của một bên thứ 3 vì không có khả năng mở rộng. ASP.NET MVC2 đã hỗ trợ framework validation do Microsoft phát triển, tên là Data Annotations. Và trong phiên bản 3, framework validation đã hỗ trợ tốt hơn việc xác thực phía máy khách, và đây là một xu hướng của việc phát triển ứng dụng web ngày nay.

Tổng hợp một số kiến thức lập trình về Amibroker

Giới thiệu về Amibroker Amibroker theo developer Tomasz Janeczko được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C. Vì vậy bộ code Amibroker Formula Language sử dụng có syntax khá tương đồng với C, ví dụ như câu lệnh #include để import hay cách gói các object, hàm trong các block {} và kết thúc câu lệnh bằng dấu “;”. AFL trong Amibroker là ngôn ngữ xử lý mảng (an array processing language). Nó hoạt động dựa trên các mảng (các dòng/vector) số liệu, khá giống với cách hoạt động của spreadsheet trên excel.