Chuyển đến nội dung chính

Dispatcher Design Pattern

Giới thiệu

Dispatcher Design Pattern là một mẫu thiết kế phần mềm thuộc nhóm hành vi (behavioral design pattern) được sử dụng để quản lý và điều phối các tasks, events, hoặc notification giữa các thành phần trong hệ thống. Mục tiêu chính của Dispatcher Pattern là giảm sự phụ thuộc trực tiếp giữa các thành phần, từ đó tăng tính tái sử dụng và linh hoạt của mã nguồn.

So sánh Dispatcher với Service

Tạo chương trình Console Application gồm có 2 Component A và B đều có hàm HanndleEvent().

namespace DispatcherDesignPattern.ServiceA;

public class ComponentA
{
    public void HandleEvent()
    {
        Console.WriteLine("ComponentA handles event");
    }
}
namespace DispatcherDesignPattern.ServiceB;

public class ComponentB
{
    public void HandleEvent()
    {
        Console.WriteLine("ComponentB handles event");
    }
}

Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta tạo thêm Service EventService để gọi 2 hàm HandleEvent() của ComponentA và ComponentB. Chúng ta cần khai báo ComponentA và ComponentB trong EventService.

using DispatcherDesignPattern.ServiceA;
using DispatcherDesignPattern.ServiceB;

namespace DispatcherDesignPattern;

public class EventService
{
    public void NotifyEvent()
    {
        ComponentA componentA = new ComponentA();
        componentA.HandleEvent();

        ComponentB componentB = new ComponentB();
        componentB.HandleEvent();
    }
}

Ở hàm main(), bạn gọi

using DispatcherDesignPattern;
EventService eventService = new EventService();
eventService.NotifyEvent();
Đoạn code dưới đây là 1 cách implement theoDispatch Design Pattern
namespace DispatcherDesignPattern;

public class EventDispatcher
{
    private readonly Dictionary<string, List<Action>> _subscribers = new Dictionary<string, List<Action>>();

    public void Subscribe(string eventName, Action handler)
    {
        if (!_subscribers.ContainsKey(eventName))
        {
            _subscribers[eventName] = new List<Action>();
        }

        _subscribers[eventName].Add(handler);
    }

    public void Dispatch(string eventName)
    {
        if (_subscribers.ContainsKey(eventName))
        {
            foreach (var handler in _subscribers[eventName])
            {
                handler.Invoke();
            }
        }
    }
}
using DispatcherDesignPattern.ServiceA;
using DispatcherDesignPattern.ServiceB;

EventDispatcher eventDispatcher = new EventDispatcher();

ComponentA componentA = new ComponentA();
ComponentB componentB = new ComponentB();
Cả 2 cách đều cho kết quả:
ComponentA handles event
ComponentB handles event

Trong ví dụ trên, Dispatcher quản lý việc register và gửi event đến các subscriber. Chương trình trên minh họa cách sử dụng Dispatcher Pattern để gửi các message có loại khác nhau đến các subscriber tương ứng.

Với cách gọi bằng Dispatcher, cách thành phần không cần biết sự tồn tại của nhau. Dispatcher quản lý event và component chỉ cần đăng ký với Dispatcher mà không cần biết về các thành phần khác. Điều này giảm sự phụ thuộc (dependency) trực tiếp giữa các component.

Trong cách gọi từ Dispatcher, để thêm một thành phần mới (vd như service), bạn chỉ cần đăng ký nó với Dispatcher mà không làm ảnh hưởng đến code của các thành phần khác. Điều này tăng tính tái sử dụng và giảm độ phức tạp của source code.

Implement Dispatcher bằng IHandler

Khai báo IHandler

public interface IHandler
{
    bool CanHandle(object command);
    void Handle(object command);
}
public class CommandDispatcher
{
    private readonly List<IHandler> _handlers;

    public CommandDispatcher()
    {
        _handlers = new List<IHandler>();
    }

    public void RegisterHandler(IHandler handler)
    {
        _handlers.Add(handler);
    }

    public void Dispatch(object command)
    {
        var handler = _handlers.Find(t=>t.CanHandle(command));
        if (handler != null)
        {
            handler.Handle(command);
        }
    }
}
Tạo CreateCustomerHandler
public class CreateCustomerHandler : IHandler
{
    public bool CanHandle(object command)
    {
        return command is CreateCustomerCommand;
    }

    public void Handle(object command)
    {
        if (CanHandle(command))
        {
            var createCustomerCommand = (CreateCustomerCommand)command;
            Console.WriteLine($"Creating customer: {createCustomerCommand.CustomerName}");
        }
    }
}
public class CreateCustomerCommand
{
    public string CustomerName { get; set; }

    public CreateCustomerCommand(string customerName)
    {
        CustomerName = customerName;
    }
}
Ở Program.cs, bạn thêm đoạn code sau để gọi command:
CommandDispatcher commandDispatcher = new CommandDispatcher();
CreateCustomerHandler createCustomerHandler = new CreateCustomerHandler();

// register Handler with Dispatcher
commandDispatcher.RegisterHandler(createCustomerHandler);

// Create a new Command and send it to Dispatcher
CreateCustomerCommand createCustomerCommand = new CreateCustomerCommand("Nhatkyhoctap");
commandDispatcher.Dispatch(createCustomerCommand);
Kết quả
Creating customer: Nhatkyhoctap

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ASP.NET MVC] Authentication và Authorize

Một trong những vấn đề bảo mật cơ bản nhất là đảm bảo những người dùng hợp lệ truy cập vào hệ thống. ASP.NET đưa ra 2 khái niệm: Authentication và Authorize Authentication xác nhận bạn là ai. Ví dụ: Bạn có thể đăng nhập vào hệ thống bằng username và password hoặc bằng ssh. Authorization xác nhận những gì bạn có thể làm. Ví dụ: Bạn được phép truy cập vào website, đăng thông tin lên diễn đàn nhưng bạn không được phép truy cập vào trang mod và admin.

ASP.NET MVC: Cơ bản về Validation

Validation (chứng thực) là một tính năng quan trọng trong ASP.NET MVC và được phát triển trong một thời gian dài. Validation vắng mặt trong phiên bản đầu tiên của asp.net mvc và thật khó để tích hợp 1 framework validation của một bên thứ 3 vì không có khả năng mở rộng. ASP.NET MVC2 đã hỗ trợ framework validation do Microsoft phát triển, tên là Data Annotations. Và trong phiên bản 3, framework validation đã hỗ trợ tốt hơn việc xác thực phía máy khách, và đây là một xu hướng của việc phát triển ứng dụng web ngày nay.

Tổng hợp một số kiến thức lập trình về Amibroker

Giới thiệu về Amibroker Amibroker theo developer Tomasz Janeczko được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C. Vì vậy bộ code Amibroker Formula Language sử dụng có syntax khá tương đồng với C, ví dụ như câu lệnh #include để import hay cách gói các object, hàm trong các block {} và kết thúc câu lệnh bằng dấu “;”. AFL trong Amibroker là ngôn ngữ xử lý mảng (an array processing language). Nó hoạt động dựa trên các mảng (các dòng/vector) số liệu, khá giống với cách hoạt động của spreadsheet trên excel.